Độ mờ da gáy là gì? Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm độ mờ da gáy là xét nghiệm cần thực thiện trong quá trình sàng lọc trước sinh. Phương pháp này giúp xác định bệnh Down ở thai nhi trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Từ đó, các bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp kịp thời cho mẹ và gia đình.

Bài viết này, mẹ Tý sẽ gửi tới cho các mẹ mang thai lần đầu khái niệm về độ mờ da gáy là gì và chỉ số độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường. Từ đó giúp mẹ có thêm kiến thức về các phương pháp sàng lọc trước sinh.

Khái niệm Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy là sự kết tụ dịch ở vùng da mặt sau cổ của thai nhi.Thời gian đo vào tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ. Xét nghiệm này sẽ cho các bác sĩ có thể chẩn đoán  nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Khi nhận thấy có dấu hiệu của bệnh, các mẹ nên sử dụng phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT để kiểm tra đánh giá. Phương pháp này chính xác tới 99% và không ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Độ mờ da gáy là gì

Độ mờ da gáy là gì. Ảnh Internet

Ý nghĩa của việc đo độ mờ da gáy

Qua khái niệm về độ mờ da gáy và các xét nghiệm Double Test , các mẹ chắc hẳn đã nhận thấy tầm quan trọng của xét nghiệm này trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ. Các mẹ lưu ý nhé: Xét nghiệm đo độ mờ da gáy chỉ được thực hiện trong tuần 11 -14 ngoài khoảng thời gian này ra, mọi kết quả đều không chính xác.

Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Theo như số liệu thống kê thì độ mờ da gáy

  • Thai nhi 11 tuần tuổi là 2 mm là chuẩn
  • Thai nhi 13 tuần tuổi 2.8 mm là bình thường
  • Độ mờ da gáy > 6mm thì có nguy cơ cao trẻ sinh ra sẽ mắc hội chứng Down hoặc các bệnh về tim mạch.
  • Độ mờ da gáy từ 1,3 mm thì ít có khả năng mắc bệnh Down

độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường

độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường. Ảnh Internet

Những trường hợp thai nhi có chỉ số độ mờ da gáy từ 2.8 – 3.5, mẹ cũng không cần lo lắng quá nhé. Chỉ số này vẫn ở mức bình thường. Độ mờ da gáy càng cao thì nguy cơ mắc bệnh của thai nhi càng lớn.

CHú ý khi đo độ mờ da gáy

– Siêu âm đo độ mờ da gáy chỉ thực hiện từ tuần 11 – 14. Ngoài thời gian này ra, các kết quả đều không chính xác. Vì vậy để đảm bảo kết quả, các mẹ nên ghi nhớ khoảng thời gian đi khám nhé.

– Khi siêu âm, các bác sĩ sẽ bôi gel và sử dụng thiết bị như các thao tác siêu âm thông thường. Không hề tác động lên thai nhi nên phương pháp này không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên với những mẹ thừa cân sẽ gây trở ngại cho việc siêu âm. Thường thì các bác sĩ sẽ siêu âm về phía âm đạo với những mẹ này để cho kết quả chính xác.

– Tuổi mang thai là yếu tố khá quan trọng quyết định tới khả năng mắc Down của thai nhi. Phụ nữ càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh của con càng lớn. Ngoài ra một số phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh Down cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Chú ý gì khi đo độ mờ da gáy

Chú ý khi đo độ mờ da gáy là gì. Ảnh Internet

– CÁC MẸ CHÚ Ý NÀY: Xét n ghiệm chỉ giúp xác định nguy cơ mắc bệnh chứ không chắc chắn đứa trẻ sinh ra sẽ không mắc bệnh. Chưa chắc chắn việc khi độ mờ da gáy lớn là nhất định thai nhi bị Down và ngược lại. Có thể xét nghiệm chưa thể phát hiện các triệu chứng khác. Để chính xác nhất các mẹ có thể xin các bác sĩ xét nghiệm chọc ối để chính xác nhất.

Một số dị tật khác cũng không thể phát hiện trong giai đoạn sớm như vậy. Theo thống kê mẹ cu Tý được biết, chỉ 1/3 thai nhi có kết quả đo độ mờ da gáy cao, khi sinh ra khiếm khuyết NST.

Phải làm gì khi thai nhi có độ mờ da gáy cao

Nhờ có kết quả đo độ mờ da gáy cao mà các bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ Down ở thai nhi chuẩn xác tới 70%, Xác xuất này cũng không quá cao vì vậy mẹ cần phải bình tĩnh trước những kết quả xấu và không được chủ quan khi nhận được kết quả khả quan. Các xét nghiệm sàng lọc khác vẫn nên sử dụng để đánh giá nhé.

  • Các bác sĩ sẽ khuyến khích các mẹ thực hiện các phương pháp sàng lọc trước sinh khác như xét nghiệm NIPT- đây là một phương pháp sàng lọc trước sinh bằng việc xét nghiệm máu của mẹ. Hoàn toàn chính xác tới 99%. Ngoài ra còn có phương pháp chọc ối và xét nghiệm gai nhau có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Khi xét nghiệm dương tích dù bạn có làm nhiều xét nghiệm, hãy thật bình tĩnh và lắng nghe lời khuyên từ các bác sĩ nhé.
Rate this post
Mình là Admin của Blog thongtactiasuatainha.com, mình đã có 2 bé và cũng khá nhiều kinh nghiệm chăm sóc con, đặc biệt là kinh nghiệm chữa tắc sữa. Hi vọng Blog sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm bé nha. Các kiến thức đều được mình sưu tầm và chia sẻ áp dụng tại gia đình. Chỉ mang tính chất tham khảo. Các mẹ vẫn cần tới các bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng của mình nha.

Related Posts

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trong 30 ngày đầu

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi được chia sẻ dưới đây sẽ khiến mẹ được” thông não” khi mẹ cai sữa cho…

Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Ở Đâu? Thông tin về các dịch vụ

Viện dinh dưỡng Quốc Gia là một trong nhiều địa chỉ quen thuộc của các mẹ khi lựa chọn khẩu phần ăn và dinh dưỡng cho con….

Máy hút sữa Philips Avent hoa tuyết có tốt không? Giá bao nhiêu?

Máy hút sữa hoa tuyết Philips Avent là một dòng sản phẩm của thương hiệu Avent nổi tiếng Anh Quốc. Nếu mẹ đang quan tâm tới sản…

Mẹ khỏe – Bé phát triển tốt cùng sữa hạt sen

Sữa hạt sen là loại sữa tốt cho sức khỏe của các mẹ, cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Cùng nhau làm sữa hạt…

Tổng hợp các địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé ở Hà Nội chất lượng nhất

Các địa chỉ khám dinh dưỡng cho bé ở Hà Nội được xem là một trong nhiều vấn đề băn khoăn của các mẹ hiện nay. Việc…

Cách trữ sữa mẹ, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh theo tiêu chuẩn

Cách trữ sữa mẹ, bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào là đúng tiêu chuẩn nhất là điều mẹ nào cũng thắc mắc hiện…